Phật giáo không đòi hỏi lòng tin mù quáng vào những giáo điều hay tín điều, trái lại, Phật giáo khuyến khích con người chứng nghiệm giáo lý qua trí tuệ suy xét và qua kinh nghiệm của chính bản thân mình.
Sự học là chìa
khóa mở cửa đầu tiên cho con người đi vào sự phát triễn trong nhiều lãnh vực
khác nhau của xã hội và còn là những phương tiện để giải quyết các vấn đề quan
trọng, trong đời sống con người.
Môn
học nào cũng có phương pháp và giá trị riêng của nó. Thí dụ như tâm lý
giáo dục là một ngành học về con người, nó có chức năng xây dựng nội dung giáo
dục con người bằng các phương pháp chuyên môn đoán định, phân tích, giải thích
các hiện tượng tâm lý một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, hầu giúp con người có
nỗ lực sáng tạo một đời sống hạnh phúc, qua sự chiêm nghiệm và tự kiểm chứng
toàn diện các tánh hạnh, các đức tính, bên trong của chính mình.
Môn học thường
có 3 phần : khảo cứu lý thuyết, quan sát và kiểm chứng lý thuyết, thí
nghiệm và thực hành lý thuyết. Từ khái niệm này, khi đi vào tìm hiểu các bộ môn
Phật học, thì sẽ thấy ba phương pháp học mà Phật đã dạy cho các đệ tử như :
VĂN, TƯ, TU cũng tương tự như vậy. Học Phật tức là học chân lý của Đức Phật dạy.
Văn là phần khảo
cứu chân lý, bằng cách đọc hay nghe giảng để hiểu cho thấu đáo lời Phật dạy.
TƯ là phần quan
sát và kiểm chứng chân lý, bằng cách suy nghĩ cân nhắc đắn đo về những gì đã nghe,
xem đúng hay sai. Làm như vậy, mới thực hành đúng câu "các người phải tự
thắp đuốc lên mà đi, thắp đuốc lên với chánh pháp" mà Đức Phật đã nói
trong kinh Pháp Cú.
TU là phần thí
nghiệm và thực hành chân lý, bằng cách áp dụng những lời Phật dạy là đúng và
thích hợp cho trình độ của mình, trong cuộc sống hàng ngày.
Các điểm cơ bản
trên là một cái nhìn đại cương cho con đường tu tập thực tiễn để giải thoát mọi
khổ não. Văn, Tư, Tu không tách rời ra được, Vì nhờ Tu mới thẩm định được giá
trị Văn, Tư giúp cho Tu được kết quả viên mãn.
Phật học là chân
lý là những sự thật, nếu không dùng ba môn học này như ngọn đuốc trí huệ soi
sáng vào công trình học Phật, thì làm sao thấy mọi sự vật ở chung quanh. Không
cần trí huệ, mà chỉ dùng lòng tin đến với đạo Phật để học Phật, là điều nên
tránh. Đức Phật nói: “Ai tin Ta mà không hiểu Ta là phỉ báng Ta”. Tin là do
hiểu mà tin và lòng tin này đã được gạn lọc qua sàng lý trí, nên nó vững chắc
không dễ gì lung lay. Đức Phật đã chỉ rõ đâu là mê đâu là tỉnh. Nhờ vào chánh tín
mà lời Phật dạy mới tồn tại, việc tu học của mỗi người mới được kết quả.
Lòng thành tâm
mộ đạo cũng như sự tin tưởng vững chắc vào những lời Phật dạy đôi khi chỉ giúp
cho người con Phật xây dựng một nền móng vững chắc góp thêm vào việc học Phật,
nhưng chưa hoàn toàn gọi là sự học Phật.
Học Phật là phải
thấu hiểu giáo lý của Đức Phật, đem ra thực hành tu tập theo Ngài, để mình cũng
được thành Phật như Ngài. Việc tu tập này là sự tin vào khả năng thành Phật của
chính mình bằng : trí tuệ, lòng thành tâm và mộ đạo.
0 comments:
Đăng nhận xét