Kính thưa quý vị phật tử đạo Phật ngày này đã mang lại lợi ích chân chính cho tất cả mọi người, và nó sẽ còn tồn tại mãi mãi sau này, chính vì đạo lý chân chính cũng như sự mầu nhiệm của Đạo Phật mà con người ngày nay đang có xu hướng tiến gần tới giáo lý của Đức Phật.
Hãy nhìn Ðức Phật ở địa vị chính của Ngài, và đừng bao giờ
đặt ngài ở địa vị một thần linh, một chúa tể. Người Phật Tử nếu có tin tưởng,
thì chỉ là tin tưởng ở sự dẫn đạo sáng suốt của bậc giác ngộ, tin tưởng ở khả
năng giác ngộ ( Phật Tính ) sẵn có ở mọi loài, chứ không phải tin nơi quyền
phép có thể ban phúc trừ họa.
Ðức Thích Ca có dạy: ""Tin là căn bản của sự thành công,
và là nguồn gốc của muôn hạnh lành"". Nhưng lòng tin của người Phật
Tử không phải là một lòng tin cuồng nhiệt, sôi nổi, không suy xét.
Một đức tin đưa con người đến chổ thành công quyết không phải là
một thứ mê tín. Một tín ngưỡng mù quáng không xây dựng trên lý trí xét đoán là
một nguy hại lớn cho đời sống của cá nhân, của gia đình, dân tộc và xã hội. Cái
tín ngưỡng sai lầm có thể làm hại tinh thần quần chúng. Sự tín ngưỡng mù quáng
không căn cứ trên lý trí xét đoán đã đào luyện và sẽ đào luyện lên những trí óc
lười biếng, ỷ lại, nô lệ cho hoàn cảnh, nô lệ cho dục vọng.
Một đức tin hổn tạp, thiếu căn cứ, thường hay đi với sự nương nhờ
vào một thế lực phỉnh phờ. Hai thứ ấy nương nhau, có ảnh hưởng lẫn nhau rất
mạnh. Hai thứ ấy cũng đều tạo nên những bộ óc yếu đuối, ỷ lại, thiếu tinh thần
tự lập. Do một tin tưởng sai lầm, tinh thần càng ngày càng bị u tối, và sau bức
màn thành kiến, con người làm sao trổi dậy, cường tráng và tự lập cho được?
Ðạo Phật truyền sang đất Việt đã gần 2.000 năm, có thời rực rở huy
hoàng, nhưng cũng có thời lu mờ hôn ám. Rực rở huy hoàng hay lu mờ hôn ám chỉ
là ở tại đức tin: mê tín đã gây nên cái hình thức tào tạp của đạo Phật của thời
cận đại. Có nhiều người tự xưng là tín đồ đạo Phật mà lại có những tín ngưỡng
sai lạc hẳn tinh thần Phật Giáo. Căn cứ vào hình thức ấy, người ta vội mỉm
cười, cho đạo Phật là mê tín, là ỷ lại thần quyền, là chỉ lo tư lợi, là chán đời,
là nhu nhược yếu đuối.
Số người chịu khó đi sâu vào tinh thần Phật Giáo có được bao nhiêu
đâu! Nhiều kẻ mang danh là tín đồ mà sự hiểu biết và hành động trái hẳn giáo lý
Phật dạy, phản lại tinh thần từ-bi trí-tuệ của Phật Tổ. Nhận xét bằng một cặp
mắt kém nhận xét, nhiều người trông thấy những màu mè ấy vội kết luận rằng đạo
Phật chỉ là một đa thần giáo như những đa thần giáo ngày xưa!
Phật giáo nước Việt trong mấy thế kỷ vừa qua đã có một hình thức
tào tạp. Những hình thức bói xăm, vàng mã, đồng bóng họp chung lại gọi là
""đạo"", và trong trường hợp nào (ví dụ như lên đồng lên
bóng chẳng hạn) người ta cũng ""mô Phật"" được! Những vị
chân tu cùng đạo Phật chân chính, vì thế, được ít người biết đến. Hèn gì mà đạo
Phật không bị nhận thức sai lầm.
Có bao nhiêu kẻ thường ngày không biết đến Phật, không nghe, không
hiểu, và không làm theo lời Phật dạy, khi lâm nạn mới đến chùa tháp, đốt một
nén hương khẩn cầu. Họ xem đạo Phật là một lối chuyên môn thờ cúng, và Phật là
một vị thần thiêng liêng sẵn sàng ban phúc diệt họa cho họ mỗi khi họ cần đến.
http://anhtien3589.blogspot.com
0 comments:
Đăng nhận xét