Cuộc sống, như chúng ta thấy ngày nay, đang biểu lộ tất cả
những gì gọi là đẹp đẽ nhất, văn minh nhất của lịch sử loài người. Nhưng chính
trong cuộc sống được xem là đẹp đẽ và văn minh ấy chúng ta cũng chứng kiến
không ít các thảm cảnh đau lòng và những biểu hiện đáng lo ngại.
“ Vui thay chúng ta sống,
không tham giữa cuộc đời đầy tham;
Vui thay chúng ta sống, không sân giữa cuộc đời đầy sân;
Vui thay chúng ta sống, không mê lầm giữa cuộc đời mê lầm.”
Ba
câu Pháp cú trên đây là lời khuyên của đức Phật dành cho tất cả chúng ta, một
lời khuyên, đúng hơn, một lời cổ vũ động viên mọi người từ bỏ tham sân si để
được hạnh phúc an lạc. Lời khuyên này cũng xác chứng rất rõ quan điểm của đức
Phật về hạnh phúc ở đời, nghĩa là một nếp sống xa lìa tham sân si.
Đức
Phật đến với cuộc đời không gì khác ngòai việc chỉ bày cho con người một nếp
sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức
thiết thực và sâu sắc đối với cuộc sống con người, bởi Ngài không dạy gì ngoài
sự khổ và phương pháp diệt khổ. Chúng ta có thể nói rằng bao lâu con người còn
lo lắng, còn ưu tư phiền muộn khổ đau bởi “đã mang lấy nghiệp vào thân”, như
Nguyễn Du đã nói, thì lời dạy của đức Phật sẽ là phương thuốc hiệu nghiệm giúp
con người thoát khỏi nghiệp chướng khổ đau ấy.
Cuộc
sống, như chúng ta thấy ngày nay, đang biểu lộ tất cả những gì gọi là đẹp đẽ
nhất, văn minh nhất của lịch sử loài người. Nhưng chính trong cuộc sống được
xem là đẹp đẽ và văn minh ấy chúng ta cũng chứng kiến không ít các thảm cảnh
đau lòng và những biểu hiện đáng lo ngại. Tình trạng suy giảm đạo đức và bạo
động gia tăng đáng kể trong các xã hội hiện đại, chiến tranh khủng bố diễn tiến
không dứt giữa các quốc gia và các khối chủ nghĩa, thiên tai lũ lụt động đất
xảy ra hầu như khắp nơi trên thế giới. Có quá nhiều sự kiện bất ổn xảy ra trên
thế giới khiến con người cảm thấy hình như bất lực trước số phận đau thương của
chính mình. Ngày nay con người được bảo hộ và trang bị mọi thứ, kiến thức cũng
như nhiều phương tiện kỹ thuật hiện đại, nhưng cảm giác bất an vẫn canh cánh
trong lòng. Đời sống vật chất của con người ngày càng sung mãn nhưng tâm lý thì
đầy lo âu sầu muộn. Thật là một nghịch lý.
Đứng
trước hiện trạng vừa mừng vừa lo ấy, đạo Phật có chia sẻ được gì cho con người
và cuộc đời? Nói khác đi, những lời dạy của đức Phật có giúp cho con người
thoát khỏi thực trạng đầy lo lắng khổ đau đang diễn ra mọi lúc mọi nơi trên
cuộc đời mà con người là tác nhân và chịu trách nhiệm lớn về mọi thứ? Tìm ra
câu trả lời cho vấn đề này tức là hiểu được đạo Phật, hiểu được mục đích của
đạo Phật, hiểu được giá trị thiết thực của đạo Phật đối với cuộc sống. Bởi đức
Phật ra đời vì hạnh phúc an lạc cho chúng sinh và Ngài thuyết pháp là nhằm giải
thoát khổ đau cho cuộc đời.
Chúng
ta sẽ lần lượt tìm xem câu trả lời của đức Phật cho vấn đề này.
Trước
hết, đức Phật xác nhận rất rõ về con người và vai trò của con người ở trên đời.
Ngài dạy: “Người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp”.
Nghiệp
ở đây là hành động có chủ ý. Con người là chủ nhân của nghiệp, nghĩa là con
người làm chủ các hành vi của mình; là kẻ thừa tự của nghiệp, tức con người
phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình. Như vậy, đức Phật quan niệm con
người là sinh vật hành động và Ngài đánh giá cao hành động của con người, xem
hành động là yếu tố quyết định vận mệnh của con người. Nói khác đi, con người
phải chịu trách nhiệm về số phận của chính mình; số phận ấy tốt hay xấu đều tùy
thuộc vào nghiệp hay hành động của con người.
Bước
tiếp theo, đức Phật xác định rõ về ba loại nghiệp hay hành động gồm thân
nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, trong đó ý nghiệp đóng vai trò quan trọng, và về
hai phương diện thiện ác của nghiệp nhằm chỉ rõ thiện nghiệp đưa đến hạnh phúc
an lạc, trong khi ác nghiệp mang bất hạnh khổ đau đến cho con người. Ngài dạy:
“Ý
dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo tác. Nếu người ta nói năng hay hành động với
tâm ý ô nhiễm thì đau khổ sẽ kéo theo sau, giống như chiếc xe lăn theo vết chân
con bò kéo. Nếu với ý trong sạch mà nói năng hay hành động thì an lạc sẽ bước
theo sau, giống như bóng không rời hình.”[1]
Ý ô
nhiễm ở đây tức là một tâm tư đổ đầy tham sân si, và lời nói hay hành động xuất
phát từ một tâm đầy tham sân si như vậy tức sẽ dẫn đến bất hạnh đau khổ. Ý
trong sạch tức một tâm tư không có tham sân si, và lời nói hay việc làm bắt
nguồn từ một tâm không tham sân si thì sẽ đưa đến hạnh phúc an lạc.
Đến
đây ta có thể nêu thắc mắc: Vậy tham sân si là gì mà một ý nghĩ, lời nói hay
hành động đổ đầy tham sân si lại dẫn đến khổ đau, trong khi một ý nghĩ, lời nói
hay hành động không có tham sân si thì đưa đến an lạc?
Tham
là một hiện tượng tâm lý xuất hiện khi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý gặp phải
các đối tượng thích hợp hấp dẫn mà biểu hiện là sự khao khát, thích chiếm hữu
hay muốn ôm ấp nắm giữ. Sân cũng là một hiện tượng tâm lý phát sinh khi con
người không đạt được điều mình mong muốn hay gặp phải các đối tượng không thích
hợp, không bằng lòng mà biểu hiện là sự giận dữ, bất mãn hay phản ứng gay gắt.
Si cũng là một hiện tượng thuộc tâm lý hiện diện bởi sự mê mờ, thiếu giác tỉnh,
tâm dao động, thiếu cân nhắc mà biểu hiện là sự u mê, không sáng suốt, cố chấp,
không cởi mở. Như vậy, từ những định nghĩa khái quát về tham sân si vừa nêu,
chúng ta có thể hiểu lý do vì sao khi ba độc tố này dính vào con người hay
người nào thì những việc làm hay hành động của người ấy sẽ dẫn đến khổ đau.
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu thêm các biểu hiện bất thiện của tham sân si và
những biểu hiện hiền thiện của vô tham, vô sân, vô si để hiểu rõ hơn vì sao
tham sân si dẫn đến khổ đau, trong khi vô tham, vô sân, vô si đưa đến an lạc.
“Người
có tham, thưa Hiền giả, bị tham chinh phục, tâm mất tự chủ, nghĩ đến hại mình,
nghĩ đến hại người, nghĩ đến hại cả hai, cảm giác khổ ưu thuộc về tâm. Khi tham
được đoạn tận, không nghĩ đến hại mình, không nghĩ đến hại người, không nghĩ
đến hại cả hai, không cảm giác khổ ưu thuộc về tâm.
Người
có tham, thưa Hiền giả, bị tham chinh phục, tâm bị mất tự chủ, thân làm ác,
miệng nói ác, ý nghĩ ác. Khi tham được đoạn tận, thân không làm ác, miệng không
nói ác, ý không nghĩ ác.
Người
có tham, thưa Hiền giả, bị tham chinh phục, tâm mất tự chủ, không như thật rõ
biết lợi mình, không như thật rõ biết lợi người, không như thật rõ biết lợi cả
hai. Khi tham được đoạn tận, như thật rõ biết lợi mình, như thật rõ biết lợi
người, như thật rõ biết lợi cả hai.
Tham,
thưa Hiền giả, làm thành mù, làm thành không mắt, làm thành không trí, đoạn
diệt trí tuệ, dự phần vào tổn não, không đưa đến Niết-bàn.
“Người
có sân, thưa Hiền giả, bị sân chinh phục, tâm mất tự chủ, nghĩ đến hại mình,
nghĩ đến hại người, nghĩ đến hại cả hai, cảm giác khổ ưu thuộc về tâm. Khi sân
được đoạn tận, không nghĩ đến hại mình, không nghĩ đến hại người, không nghĩ
đến hại cả hai, không cảm giác khổ ưu thuộc về tâm.
Người
có sân, thưa Hiền giả, bị sân chinh phục, tâm bị mất tự chủ, thân làm ác, miệng
nói ác, ý nghĩ ác. Khi sân được đoạn tận, thân không làm ác, miệng không nói
ác, ý không nghĩ ác.
Người
có sân, thưa Hiền giả, bị sân chinh phục, tâm mất tự chủ, không như thật rõ
biết lợi mình, không như thật rõ biết lợi người, không như thật rõ biết lợi cả
hai. Khi sân được đoạn tận, như thật rõ biết lợi mình, như thật rõ biết lợi
người, như thật rõ biết lợi cả hai.
Sân,
thưa Hiền giả, làm thành mù, làm thành không mắt, làm thành không trí, đoạn
diệt trí tuệ, dự phần vào tổn não, không đưa đến Niết-bàn.
“Người
có si, thưa Hiền giả, bị si chinh phục, tâm mất tự chủ, nghĩ đến hại mình, nghĩ
đến hại người, nghĩ đến hại cả hai, cảm giác khổ ưu thuộc về tâm. Khi si được
đoạn tận, không nghĩ đến hại mình, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại
cả hại, không cảm giác khổ ưu thuộc về tâm.
Người
có si, thưa Hiền giả, bị si chinh phục, tâm bị mất tự chủ, thân làm ác, miệng
nói ác, ý nghĩ ác. Khi si được đoạn tận, thân không làm ác, miệng không nói ác,
ý không nghĩ ác.
Người
có si, thưa Hiền giả, bị si chinh phục, tâm mất tự chủ, không như thật rõ biết
lợi mình, không như thật rõ biết lợi người, không như thật rõ biết lợi cả hai.
Khi si được đoạn tận, như thật rõ biết lợi mình, như thật rõ biết lợi người,
như thật rõ biết lợi cả hai.
Si,
thưa Hiền giả, làm thành mù, làm thành không mắt, làm thành không trí, đoạn
diệt trí tuệ, dự phần vào tổn não, không đưa đến Niết-bàn.
Thấy
sự nguy hại này của tham, thưa Hiền giả, chúng tôi tuyên thuyết đoạn tận tham.
Thấy sự nguy hại này của sân, thưa Hiền giả, chúng tôi tuyên thuyết đoạn tận
sân. Thấy sự nguy hại này của si, thưa Hiền giả, chúng tôi tuyên thuyết đoạn
tận si.”[2]
Như vậy câu trả lời của đức Phật cho vấn đề khổ đau và hạnh phúc đã rõ ràng. Do tham sân si chi phối mà con người nghĩ đến hại mình, hại người, hại cả hai; thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác; không như thật rõ biết lợi mình, lợi người, lợi cả hai. Tham sân si khiến con người trở thành mù lòa, có mắt mà như mù, tâm tư rối loạn, không còn sáng suốt, dự phần vào phiền não khổ đau, không hướng đến an lạc Niết-bàn. Nói cách khác, tham sân si là căn bản của bất thiện, là gốc rễ của khổ đau; do tham sân si mà con người làm đủ mọi thứ xấu xa, gây khổ đau cho chính mình và tạo khổ đau cho cuộc đời.
Như vậy câu trả lời của đức Phật cho vấn đề khổ đau và hạnh phúc đã rõ ràng. Do tham sân si chi phối mà con người nghĩ đến hại mình, hại người, hại cả hai; thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác; không như thật rõ biết lợi mình, lợi người, lợi cả hai. Tham sân si khiến con người trở thành mù lòa, có mắt mà như mù, tâm tư rối loạn, không còn sáng suốt, dự phần vào phiền não khổ đau, không hướng đến an lạc Niết-bàn. Nói cách khác, tham sân si là căn bản của bất thiện, là gốc rễ của khổ đau; do tham sân si mà con người làm đủ mọi thứ xấu xa, gây khổ đau cho chính mình và tạo khổ đau cho cuộc đời.
Tham
sân si là gốc của khổ đau, thế nên khi tham sân si không còn, được diệt trừ,
thì khổ đau sẽ chấm dứt. Nói khác đi, hạnh phúc xuất hiện bao lâu tham sân si
vắng mặt.
Nhưng
làm thế nào dứt trừ tham sân si? Câu hỏi thật căn bản nhưng hết sức tế nhị, bởi
tham sân si là gốc rễ của khổ đau nhưng việc đoạn trừ chúng thì không dễ. Gia
chủ Mahànàma từng nêu thắc mắc này với đức Phật.
“Bạch
Thế Tôn, đã lâu rồi, con đã hiểu như thế này lời dạy của Thế Tôn: Tham là cấu
uế của tâm, sân là cấu uế của tâm, si là cấu uế của tâm. Tuy vậy, đôi lúc các
tham pháp chiếm cứ tâm con và an trú, các sân pháp chiếm cứ tâm con và an trú,
các si pháp chiếm cứ tâm con và an trú. Bạch Thế Tôn, con tự suy nghĩ: “Pháp
nào tự trong ta không đoạn trừ được, do vậy các tham pháp xâm nhập tâm ta và an
trú, các sân pháp xâm nhập tâm ta và an trú, các si pháp xâm nhập tâm ta và an
trú?”
Sau
đây là câu trả lời của đức Phật cho gia chủ Mahànàma:
“Này
Mahànàma, có một pháp trong Ông chưa được đoạn trừ, do vậy các tham pháp xâm
nhập tâm Ông và an trú, các sân pháp xâm nhập tâm Ông và an trú, các si pháp
xâm nhập tâm Ông và an trú. Và này Mahànàma, pháp ấy trong Ông có thể đoạn trừ
được, nếu Ông không sống trong gia đình, nếu Ông không thụ hưởng các dục vọng.”
Lời
dạy của đức Phật cho gia chủ Mahànàma ngụ ý rằng sở dĩ tham sân si khó đoạn trừ
là do con người quá thiên nặng thụ hưởng các dục, không thấy được vị
ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các dục. Nói khác đi, càng ham muốn
thỏa mãn các dục lạc, nghĩa là sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, cảm xúc
êm dịu và các danh vọng khác, thì tham sân si càng tăng trưởng, rất khó trừ
diệt. Vì vậy, để diệt trừ tham sân si, gốc rễ của khổ đau, thì con người cần
phải hạn chế lòng tham, cần phải tìm ra cách thức loại trừ tham dục.
Theo
đức Phật, có hai cách để chế ngự và loại bỏ tham dục, cũng đồng nghĩa với việc
loại bỏ tham sân si, hướng đến chấm dứt khổ đau. Cách thứ nhất là nhận thức vị
ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của tham dục. Thứ hai là thực hành thiền định.
Nói cách khác, muốn chế ngự và loại bỏ tham dục, con người cần phải tu thiền
định và phát triển trí tuệ. Bởi thiền định Phật giáo bao hàm cả chỉ (samatha)
và quán (vipassanà), nghĩa là có cả định (samàdhi) và tuệ (panõnõà), do đó khi
nói đến hành thiền thì cũng có nghĩa là vừa tu thiền định vừa phát triển trí
tuệ.
Thiền
là phương pháp điều tâm, giúp tâm được an trú, không tán loạn, được tịnh chỉ,
nhất tâm, hướng đến phát triển trí tuệ, thấy rõ pháp sanh diệt, dứt trừ phiền
não tham sân si. Theo Buddhaghosa, thiền có nghĩa là lựa chọn một đối tượng rồi
thiền tư trên đối tượng ấy, khiến cho có khả năng đốt cháy, thiêu hủy các pháp
đối nghịch (tức các triền cái và các kiết sử phiền não). Như vậy thiền có chức
năng cột chặt tâm vào một chỗ, khiến cho tâm tịnh chỉ, không chạy nhảy tán
loạn. Cũng theo định nghĩa trên thì thiền có khả năng đốt cháy, thiêu hủy các
ác pháp (tham, sân, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi, thân kiến, nghi, giới
cấm thủ, tham, sân, sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh) mà nói gọn là
tham sân si. Như vậy, thiền vừa có chức năng làm tịnh chỉ tâm trí,, vừa có công
năng làm sạch tâm trí, nghĩa là dọn sạch tham sân si ở trong tâm thức. Đây là
pháp môn tu tập vừa nâng cao tâm hồn con người, khiến cuộc sống được trong sáng
thanh cao, vừa giải thoát con người khỏi mọi đam mê dục vọng cùng với mọi ám
ảnh và hành vi bất thiện bởi tham sân si.
Chúng
ta đã đề cập tham sân si là gốc rễ của khổ đau, do tham sân si ám ảnh mà con
người rơi vào những ý nghĩ lời nói hay việc làm sai quấy, gây khổ đau cho tự
thân và cuộc đời. Chúng ta cũng đã nói đến tham dục là pháp chướng ngại, khiến
tham sân si không ngừng sinh khởi và tăng trưởng, rất khó diệt trừ. Sau cùng
chúng ta đã xem xét phương pháp giúp hạn chế và loại trừ tham dục, khiến tham
sân si không có cơ hội sinh khởi, được diệt trừ, hướng đến chấm dứt khổ đau.
Tất cả điều này được nêu đầy đủ và chi tiết trong giáo pháp của đức Phật và
đang chờ chúng ta thực hành. Bởi có thực hành lời Phật dạy, chúng ta mới chế
ngự được tham dục, dứt trừ được tham sân si, chấm dứt khổ đau. Có thực hành
pháp môn của Ngài, chúng ta mới đạt được hạnh phúc an lạc, mới thấy hết giá trị
lời đức Phật dạy.
Cuộc
sống hiện đại có nhiều tiến bộ đáng mừng nhưng cũng báo hiệu những triệu chứng
đầy lo ngại. Sự giàu có vật chất đi đôi với tình trạng sụt giảm đạo đức và bạo
động gia tăng. Sự tiến bộ kỹ thuật hiện đại gắn liền với tình trạng chiến tranh
và khủng bố lan rộng. Sự hưởng thụ xa xỉ của con người đi đôi với tình trạng
thế giới thiên nhiên thay đổi nhanh chóng dẫn đến các hiểm họa hạn hán thiên
tai động đất xảy ra liên tục ở nhiều nơi. Tất cả là hậu quả của sự tăng trưởng
các độc tố tham sân si ở trong con người và mỗi người mà nền văn minh hiện đại
chưa có giải pháp khắc phục. Đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ lòng tham không
đáy của con người đang dẫn thế giới loài người đến các hiểm họa khó lường. Tuy
nhiên, người ta vẫn chưa tìm thấy giải pháp nào khả dĩ để chế ngự và khắc phục.
Giữa lúc con người đang vui mừng về thành quả văn minh vượt trội của mình nhưng
cũng đang bối rối lo lắng về hậu quả không sáng sủa của nền văn minh ấy và cố
tìm cách khắc phục thì những lời dạy của đức Phật hiện rõ như kim chỉ nam cho
con người và cuộc đời để vượt qua mọi khổ đau khủng hoảng.
Ý
thức rõ tham sân si là gốc rễ của mọi khủng hoảng khổ đau, người Phật tử chúng
ta sống nếp sống thoát ly tham sân si tức vừa xây dựng hạnh phúc an lạc cho
chính mình, vừa góp phần tạo hạnh phúc an lạc cho cuộc đời. Chúng ta không cho
rằng chỉ có con đường chúng ta theo là tuyệt đối đúng đắn. Nhưng chúng ta có
quyền tin tưởng và vui mừng về nếp sống ly tham, ly sân, ly si của chính mình.
Bởi đó chính là con đường mà bậc Đạo sư đã chỉ cho chúng ta và bởi thông qua
nếp sống ấy chúng ta hưởng được hạnh phúc an lạc. Chúng ta không tự mãn về nếp
sống ấy nhưng có thể tin tưởng mà nói rằng: “Bớt tham một chút bớt khổ cho đời;
bớt sân một chút bớt khổ cho đời; bớt mê một chút bớt khổ cho đời.”
Nhân
ngày đầu xuân, người con Phật chúng ta hãy hoan hỷ với nếp sống nỗ lực ly tham,
ly sân, ly si của chính mình và cùng nhắc nhở nhau nỗ lực nhiều hơn nữa để sống
trọn với lời khuyên đầy từ tâm của bậc Đạo sư:
“Vui
thay chúng ta sống, không tham giữa cuộc đời đầy tham;
Vui thay chúng ta sống, không sân giữa cuộc đời đầy sân;
0 comments:
Đăng nhận xét